Chinh phục trái tim của khách hàng là mục tiêu chiến lược quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của các doanh nghiệp dược. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách chiếm được trái tim khách hàng dược. Tham khảo 4 gợi ý dưới đây của PharMarketing để giải quyết vấn đề này.
Mục lục
Lấy sản phẩm làm trọng tâm
Dược là ngành nghề liên quan đến sức khỏe và tính mạng của con người, nên bất cứ ai hoạt động trong lĩnh vực này cũng cần xây dựng đạo đức nghề nghiệp – kể cả Marketer. Do đó, trước khi khởi tạo các ấn phẩm hoặc chiến dịch truyền thông, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lưỡng về bệnh lý, thành phần, công dụng, chống chỉ định,… của sản phẩm.
Lấy sản phẩm làm trọng tâm trong các chiến dịch tiếp thị để khởi tạo cảm tình
Điều này không chỉ thể hiện trách nhiệm mà còn là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng được các chiến dịch tiếp thị sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàng. Sản phẩm chính là “vũ khí” giúp ngành Dược duy trì tiềm năng phát triển và tạo ra các chiến lược Marketing mang lại giá trị cho người dùng. Do đó, Marketer cần lấy sản phẩm làm gốc nếu muốn chiếm được trái tim của khách hàng.
Xây dựng chiến lược định vị thương hiệu
Ngành Dược tại Việt Nam hiện đang bước vào giai đoạn “bão hòa” khi hàng ngàn doanh nghiệp trong nước lẫn quốc tế liên tục cho ra mắt sản phẩm mới cùng vô số chiến lược truyền thông. Vì vậy, doanh nghiệp muốn tạo dựng chỗ đứng trong tâm trí và trái tim người dùng trong bối cảnh như hiện nay thì cần bổ sung chiến lược Định vị (Positioning) vào giải pháp Marketing của mình.
Chiến lược định vị thương hiệu bao gồm: Tạo ra sản phẩm riêng biệt, định giá, xây dựng kênh phân phối và truyền thông quảng bá. Các công việc này cần thể hiện chung một bản sắc thương hiệu để tạo dấu ấn trong trái tim khách hàng.
Dưới đây là quy trình định vị thương hiệu mà các doanh nghiệp Dược nên áp dụng:
-
Xác định chân dung người dùng tiềm năng
-
Tìm ra sự khác biệt và tương đồng giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh
-
Tìm hiểu và nghiên cứu thuộc tính sản phẩm
-
Xây dựng sơ đồ định vị tương đồng với đối thủ để lựa chọn điểm phân phối
Sau khi xác định được những yếu tố trên, doanh nghiệp cần tiến hành quyết định phương án định vị và thử nghiệm thực tế dự án để thu phản hồi từ khách hàng. Đây là cơ sở để doanh nghiệp có thể sửa đổi và cải thiện chiến dịch cho đến khi sản phẩm xâm chiếm được trái tim khách hàng.
Xây dựng chiến lược content phù hợp
Đối với Marketing, content là được ví như một người bán hàng bởi chúng có nhiệm vụ thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Trong ngành Dược, người dùng thường tin tưởng vào những nội dung được viết nên từ những chia sẻ tâm huyết, giàu cảm xúc và mang tính khoa học của các chuyên gia, Y sĩ.
Do đó, để chiến lược Marketing xâm chiếm được trái tim của khách hàng, doanh nghiệp cần sản xuất nội dung dựa trên 3 yếu tố: Cách trình bày có thể chạm đến đa giác quan, nội dung dễ khơi gợi cảm xúc và kênh Marketing tương quan với hành vi người dùng.
Một vài nội dung content phù hợp mà doanh nghiệp có thể áp dụng như: Chia sẻ kiến thức về sức khỏe, đưa ra số liệu thống kê đáng tin cậy, nhấn mạnh biến chứng nguy hiểm,…
Marketing bằng tất cả cảm xúc và trái tim
Sự phát triển của truyền thông số vừa mang lại luồng thông tin lớn cho người dùng nhưng lại dễ gây “bội thực” hoặc thậm chí là khiến họ đánh mất niềm tin với nhãn hàng. Do đó, doanh nghiệp cần xây dựng các chiến lược Marketing cảm xúc để xây dựng mối liên kết tình cảm với khách hàng của mình.
Kỹ thuật tiếp thị cảm xúc thường đánh vào những xúc cảm như: sợ hãi, tự ti, buồn bã, đồng cảm, vui vẻ, ngạc nhiên, sợ hãi,… để giúp doanh nghiệp điều hướng hành vi người dùng.
Với ngành Dược, doanh nghiệp nên tạo ra các chiến lược tiếp thị mang giá trị thấu hiểu, đồng hành và sẻ chia,… với tấm lòng nhân ái – chân thành để tạo ra sức sống mãnh liệt cho sản phẩm/dịch vụ của mình trong tâm trí người dùng.
Một vài giải pháp hiệu quả mà doanh nghiệp có thể áp dụng như: Khích lệ những điều không thể, tạo hiệu ứng đám đông, thấu hiểu,…
Trên đây là những cách chiếm được trái tim khách hàng dược được chia sẻ bởi chuyên gia của PharMarketing.vn. Các doanh nghiệp nên thử áp dụng các chiến lược trên để xây dựng mối liên kết cảm tình chặt chẽ giữa thương hiệu và khách hàng.