Lamgiau.vn - Hệ thống Membership site
ĐĂNG KÝ MEMBERSHIP
ĐĂNG KÝ MEMBERSHIP
Lamgiau.vn - Hệ thống Membership site

Nguyên nhân aptomat thỉnh thoảng bị nhảy và cách khắc phục

ATP Bởi ATP
26/05/2021
Trong Chưa phân loại
0
Nguyên nhân aptomat thỉnh thoảng bị nhảy và cách khắc phục

Aptomat thỉnh thoảng bị nhảy là một sự cố về điện khá phổ biến. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thực hiện theo các hướng dẫn chi tiết sau.

Hiện tượng aptomat thỉnh thoảng bị nhảy không chỉ làm gián đoạn việc sử dụng các thiết bị điện mà còn có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của nguy cơ chập, cháy điện,… Vậy đâu là nguyên nhân khiến aptomat bị nhảy? Cách khắc phục thế nào để đảm bảo an toàn, hiệu quả? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Aptomat thỉnh thoảng bị nhảy là một sự cố điện thường gặp

Mục lục

  • 1. Các nguyên nhân khiến Aptomat thỉnh thoảng bị nhảy
    • Điện bị quá tải
    • Chập điện
    • Dây điện chịu tải kém, bị hỏng
    • Aptomat bị hư hoặc sử dụng aptomat kém chất lượng
  • 2. Cách khắc phục sự cố aptomat thỉnh thoảng bị nhảy
    • Chuẩn bị
    • Kiểm tra nguyên nhân khiến aptomat bị nhảy
  • Cách xử lý tình trạng aptomat bị nhảy

1. Các nguyên nhân khiến Aptomat thỉnh thoảng bị nhảy

Aptomat là thiết bị có nhiệm vụ tự ngắt điện để bảo vệ các đồ dùng điện nếu xảy ra chập mạch, quá tải,… Nếu aptomat bị nhảy thường xuyên thì có nghĩa là hệ thống điện nhà bạn đang gặp phải sự cố nào đó.

Tuyệt đối không được cố định aptomat và tiếp tục sử dụng vì rất dễ gây ra cháy nổ, làm hư hỏng các thiết bị điện trong nhà. Thay vào đó, cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để có hướng khắc phục kịp thời.

Dưới đây là một số vấn đề phổ biến làm cho aptomat thỉnh thoảng bị nhảy:

Điện bị quá tải

Khi trong nhà có nhiều thiết bị điện hoạt động cùng một lúc thì sẽ tạo ra dòng điện với công suất lớn. Nếu tổng công suất của các thiết bị lớn hơn công suất chịu tải của aptomat, thiết bị sẽ tự động nhảy (ngắt mạch điện).

Dùng quá nhiều thiết bị điện cùng lúc có thể gây quá tải và khiến aptomat bị nhảy

Chập điện

Nếu xảy ra sự cố chập, cháy, rò rỉ điện hoặc dây điện bị đứt ngầm thì aptomat sẽ tự động nhảy để đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện trong nhà như tủ lạnh, tivi, quạt, máy lạnh, bếp điện,…

Dây điện chịu tải kém, bị hỏng

Mỗi loại dây dẫn điện đều có mức chịu tải khác nhau. Nếu chọn dây có tiết diện nhỏ, mức chịu tải kém, không đáp ứng được công suất của các thiết bị điện thì có thể khiến dây bị nóng, chập cháy và gây ra hiện tượng aptomat bị nhảy.

Aptomat bị hư hoặc sử dụng aptomat kém chất lượng

Sau khi sử dụng một thời gian dài, các điểm cực tiếp xúc hoặc lưỡi gà, lưỡi đồng trong aptomat bị mòn đi và dễ bị nóng nên khiến thiết bị nhảy liên tục.

Ngoài ra, aptomat thỉnh thoảng bị nhảy cũng có thể là do bạn mua phải hàng kém chất lượng. Khi các linh kiện của aptomat không đảm bảo thì chắc chắn thiết bị cũng sẽ không thể hoạt động hiệu quả.

2. Cách khắc phục sự cố aptomat thỉnh thoảng bị nhảy

Để khắc phục tình trạng aptomat thỉnh thoảng bị nhảy, đầu tiên bạn cần kiểm tra để biết nguyên nhân chính xác. Sau đó, hãy thực hiện các công đoạn sửa chữa.

Hướng dẫn cụ thể như sau:

Chuẩn bị

  • Tua vít
  • Aptomat mới và 1 aptomat chống giật (Lưu ý, cần chọn aptomat có công suất tương đương với aptomat cũ. Và nên mua sản phẩm của các thương hiệu uy tín như: Panasonic, LS, Schneider, Sino, Mitsubishi,…)
  • Bút thử điện
  • Găng tay
  • Máy khoan

Kiểm tra nguyên nhân khiến aptomat bị nhảy

Bước 1: Thay aptomat mới để kiểm tra vì sao aptomat bị nhảy

  • Ngắt nguồn điện tổng và kiểm tra lại bằng bút thử điện để đảm bảo điện được ngắt hoàn toàn
  • Dùng tua vít tháo nắp hộp điện
  • Nới lỏng ốc vít của dây nóng và dây lạnh rồi tháo aptomat cũ ra ngoài.
  • Lắp aptomat mới vào đúng vị trí vừa tháo và đấu lại dây nguồn.
  • Bật aptomat và tiếp tục sử dụng. Nếu sự cố được giải quyết, thì hiện tượng nhảy áp là do hư aptomat. Còn nếu aptomat vẫn tiếp tục nhảy, bạn hãy thực hiện bước tiếp theo.

Cần ngắt nguồn điện tổng trước khi thay aptomat mới để đảm bảo an toàn

Bước 2: Kiểm tra các thiết bị dùng điện

Rút phích cắm của tất cả các thiết bị điện trong nhà (tivi, tủ lạnh, quạt,…). Sau đó bật lại aptomat xem còn bị nhảy hay không. Có 2 trường hợp xảy ra:

  • Aptomat không bị nhảy nữa: Nguyên nhân sự cố có thể là do quá tải hoặc phích cắm, các bộ phận của đồ điện bị hư dẫn đến chạm mạch.
  • Aptomat vẫn nhảy: Tiếp tục thực hiện bước 3.

Bước 3: Kiểm tra hệ thống dây dẫn, ổ cắm điện

  • Tháo tất cả ổ cắm, công tắc trong nhà.
  • Dùng băng dính điện bịt kín các đầu dây âm – dương.
  • Bật aptomat và tiếp tục thử. Nếu aptomat không nhảy thì có nghĩa là lỗi xuất phát từ ổ cắm, công tắc. Còn nếu ngược lại thì khả năng cao đường dây điện âm tường gặp sự cố.

Cách xử lý tình trạng aptomat bị nhảy

Sau đây là cách khắc phục sự cố nhảy áp cho từng nguyên nhân khác nhau:

Cách xử lý sự cố aptomat nhảy do bị hỏng

Thay aptomat mới theo hướng dẫn ở bước 1, mục 2.2.

Cách xử lý sự cố aptomat nhảy do điện quá tải

Bạn cần hạn chế sử dụng nhiều đồ điện cùng lúc, đặc biệt là các thiết bị có công suất lớn như tủ lạnh, lò vi sóng, máy lạnh,…

Cách xử lý sự cố aptomat nhảy do dây điện chịu tải kém, bị hư hỏng

Trong tình huống này, chỉ cần thay dây cũ bằng dây cắm mới có tiết diện và khả năng chịu tải phù hợp với công suất của thiết bị điện.

Lưu ý, với các thiết bị điện có công suất cao như bàn là, tủ lạnh, điều hòa,… cần sử dụng dây dẫn có tiết diện lớn, chịu tải cao để tránh chập điện. Bạn nên hỏi rõ người bán về công suất chịu tải của dây điện trước khi mua.

Cách xử lý sự cố aptomat nhảy do hệ thống điện âm tường bị hỏng

Cách sửa đường dây điện âm tường khá phức tạp nên nếu không có nhiều kiến thức chuyên môn, bạn có thể gọi thợ sửa.

Trong trường hợp muốn tự sửa tại nhà thì có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tìm vị trí bị dây điện bị hỏng

  • Nối aptomat chống giật với nguồn điện đầu vào.
  • Lắp lần lượt từng hệ thống dây điện trong nhà với đầu ra của aptomat chống giật. Nếu đường dây nào khiến aptomat nhảy thì nghĩa là đường dây đó bị hỏng.

Bước 2: Thay thế dây điện mới

  • Đối với đường dây sử dụng ống ruột gà: Rút hết dây cũ ra và luồn dây mới vào ống.
  • Đối với đường dây được chôn trực tiếp vào tường: Dùng máy khoan để khoan tường. Sau đó, lấy dây cũ ra, thay dây mới rồi trát lại bằng xi măng. Hoặc bạn có thể bỏ hẳn đường dây bị hỏng, sử dụng đường dây điện nổi nếu không muốn phải khoan tường.

Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ với bạn các nguyên nhân khiến aptomat thỉnh thoảng bị nhảy và cách khắc phục hiệu quả tại nhà. Nếu không có nhiều kinh nghiệm, bạn nên gọi đơn vị sửa điện chuyên nghiệp đến để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và gia đình.

Nguồn tham khảo: Dịch vụ Phước Thái.

ATP

ATP

Liên QuanBài Viết

Hướng dẫn bạn cách liên kết tài khoản Facebook với Zalo
Social Media

Hướng dẫn bạn cách liên kết tài khoản Facebook với Zalo

29/05/2023
Content dược phẩm là gì? Nguyên tắc cơ bản cần nắm rõ
Blog

Content dược phẩm là gì? Nguyên tắc cơ bản cần nắm rõ

20/05/2023
Cách tiếp cận khách hàng hiệu quả 1
Kiến thức kinh doanh

7+ cách tiếp cận khách hàng hiệu quả cho doanh nghiệp

10/05/2023
GOONMA: Nền tảng cho phép bạn tạo bot giao dịch trên sàn Binance, OKX, Bybit, Gate…
Blog

GOONMA: Nền tảng cho phép bạn tạo bot giao dịch trên sàn Binance, OKX, Bybit, Gate…

09/05/2023
Có Nên Chọn Áo Thun Có Cổ Làm Đồng Phục Công Ty Hay Không?
Blog

Có Nên Chọn Áo Thun Có Cổ Làm Đồng Phục Công Ty Hay Không?

17/04/2023
Kinh nghiệm du lịch Hà Giang tự túc chi tiết từ A-Z

Kinh nghiệm du lịch Hà Giang tự túc chi tiết từ A-Z

31/03/2023
Tải Thêm
Bài Viết Tiếp Theo
SIM Lộc Phát  8668 – SIM số đẹp giá chỉ từ 199k tại TOPSIM.vn

SIM Lộc Phát 8668 - SIM số đẹp giá chỉ từ 199k tại TOPSIM.vn

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

By Categories

  • Blog
  • Campaign
  • Education
  • Kiến thức kinh doanh
  • National
  • Politics
  • Social Media

Lưu trữ

  • Tháng Năm 2023
  • Tháng Tư 2023
  • Tháng Ba 2023
  • Tháng Một 2023
  • Tháng Mười Hai 2022
  • Tháng Mười Một 2022
  • Tháng Mười 2022
  • Tháng Chín 2022
  • Tháng Tám 2022
  • Tháng Bảy 2022
  • Tháng Sáu 2022
  • Tháng Năm 2022
  • Tháng Tư 2022
  • Tháng Hai 2022
  • Tháng Một 2022
  • Tháng Mười Một 2021
  • Tháng Mười 2021
  • Tháng Chín 2021
  • Tháng Tám 2021
  • Tháng Bảy 2021
  • Tháng Sáu 2021
  • Tháng Năm 2021
  • Tháng Tư 2021
  • Tháng Ba 2021
  • Tháng Hai 2021
  • Tháng Một 2021
  • Tháng Mười Hai 2020
  • Tháng Mười Một 2020
  • Tháng Mười 2020
  • Tháng Chín 2020
  • Tháng Tám 2020
  • Tháng Bảy 2020
  • Tháng Năm 2020
  • Tháng Tư 2020

Chuyên mục

  • Blog
  • Campaign
  • Education
  • Kiến thức kinh doanh
  • National
  • Politics
  • Social Media

Meta

  • Đăng nhập
  • RSS bài viết
  • RSS bình luận
  • WordPress.org
Go to mobile version