Để xây dựng kênh phân phối hầu hết các doanh nghiệp phải mất nhiều năm và tốn nhiều tiền của, công sức, thời gian. Đến thời điểm này thẳng thắn mà nói hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam ít doanh nghiệp hài lòng với kênh phân phối hiện tại của mình. Bởi vì doanh nghiệp có quy mô lớn thì chưa thực sự có kênh phân phối vững mạnh, còn doanh nghiệp nhỏ thì vẫn đang loay hoay tìm câu trả lời doanh nghiệp nhỏ có nên xây dựng kênh phân phối không? Bài viết dưới đây Winmap xin chia sẻ mô hình xây dựng kênh phân phối bất chấp quy mô doanh nghiệp.
Mục lục
– Xây dựng kênh phân phối là gì?
Xây dựng kênh phân phối là xây dựng hệ thống cầu nối để đưa sản phẩm của doanh nghiệp/ nhà sản xuất đến với người tiêu dùng cuối cùng hoặc khách hàng mục tiêu. Hệ thống kênh phân phối sẽ giúp cho doanh nghiệp bao quát và đánh giá được thị trường. Bên cạnh đó, hệ thống phân phối là cầu nối giúp cho người bán đưa sản phẩm ra thị trường còn người mua có được sản phẩm mình cần. Ngoài ra, kênh phân phối còn đóng vai trò chăm sóc khách hàng thay cho nhà sản xuất, thực hiện khâu chăm sóc sau bán.
– Thiết lập hệ thống kênh phân phối
Vậy hiện nay có những kênh phân phối nào? Dưới đây là một số kênh phân phối được nhiều doanh nghiệp xây dựng hiện nay:
-
Hình thức phân phối trực tiếp
Phân phối trực tiếp là hình thức phân phối xuất hiện sớm nhất trong lịch sử ngành marketing. Hình thức phân phối này cho phép nhà sản xuất cung cấp trực tiếp sản phẩm đến tay người tiêu dùng mà không cần thông qua bất cứ trung gian phân phối nào. Với hình thức phân phối trực tiếp, nhà sản xuất sẽ phải cân đối hệ thống kho bãi, nhân viên, khâu vận chuyển và khâu giao hàng.
Một ví dụ điển hình về hình thức phân phối trực tiếp là các shop thời trang bán quần áo online thông qua nền tảng mạng xã hội để cung cấp các sản phẩm quần áo đến cho khách hàng mà không cần sử dụng thêm bất cứ kênh phân phối nào khác.
-
Phân phối gián tiếp
Khác với kênh phân phối trực tiếp, phân phối gián tiếp sẽ có thêm sự tham gia của đơn vị phân phối trung gian. Qua đó, sản phẩm sẽ từ nhà sản xuất thông qua trung gian phân phối và đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Phân phối gián tiếp cũng được chia làm hai loại phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại.
-
Phân phối truyền thống: Là kênh phân phối sản phẩm sẽ đi theo quy trình phân phối từ nhà sản xuất đến trung gian phân phối sau đó đến tay người tiêu dùng. Phân phối truyền thống sẽ phân ra nhiều cấp bậc khác nhau.
-
Phân phối hiện đại sẽ không phân chia nhà sản xuất, trung gian phân phối mà hợp lại làm một. Để tiết kiệm thời gian, chi phí trong khâu vận chuyển hàng hóa tới người tiêu dùng.
-
Tìm hiểu tại sao phần mềm DMS quản lý kênh phân phối trở thành xu hướng
-
Phương án quản lý kênh phân phối bằng phần mềm DMS
– Mô hình xây dựng kênh phân phối bất chấp quy mô doanh nghiệp
Nên xây dựng mô hình phân phối như thế nào đối với các doanh nghiệp hiện nay:
Bước 1: Phân tích thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu
Mục tiêu của doanh nghiệp và hệ thống phân phối là doanh số và lợi nhuận. Chính vì thế trước khi lựa chọn hệ thống phân phối thì bạn cần phải phân tích thị trường cũng như nắm rõ nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Trước khi xây dựng kênh phân phối cần phân tích thị trường cũng như hành vi của người tiêu dùng. Vì đây sẽ là nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp chuẩn bị bước đi tiếp theo.
Bước 2: Thiết lập các mục tiêu cho hệ thống phân phối
Để lựa chọn được kênh phân phối phù hợp doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu ở các kênh phân phối. Mục tiêu này giúp doanh nghiệp dễ dàng định hướng được sản lượng sản xuất và lượng kênh phân phối phù hợp.
Bước 3: Lựa chọn hình thức phân phối phù hợp
Để sản phẩm có thể đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng thì doanh nghiệp cần phải lựa chọn các kênh phân phối phù hợp. Tùy thuộc vào quy mô, chủng loại sản phẩm mà doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn hình thức phân phối như: kênh phân phối trực tiếp, gián tiếp hay kênh phân phối hỗn hợp.
Bước 4: Đánh giá các phương án để lựa chọn kênh phân phối phù hợp
Mỗi một phương án phân phối lại có những ưu và nhược điểm riêng. Vậy nên dựa vào mục tiêu của doanh nghiệp kết hợp với các nguồn lực sẵn có để doanh nghiệp có thể lựa chọn được cho mình những kênh phân phối phù hợp. Bên cạnh đó, yếu tố chi phí cũng là tiêu chí bạn cần quan tâm khi lựa chọn kênh phân phối. Lựa chọn kênh phân phối cũng quyết định phần nhiều sự thành công trong quá trình đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Vậy nên bạn cần có những sự lựa chọn kỹ lưỡng hơn về vấn đề này.
Winmap Coach – Khóa huấn luyện phát triển kênh phân phối đầu tiên tại Việt Nam
– Địa chỉ: Số 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
– Email: winmap.coach@gmail.com
– Điện thoại : 098.443.9488